Giảm giá ô tô: Cứ chờ sau năm 2018

Nhiều doanh nghiệp lắp ráp ô tô đã nghĩ đến phương án dừng sản xuất chuyển qua buôn bán ô tô. Nếu điều đó xảy ra thì Việt Nam sẽ rất khó hình thành ngành công nghiệp ô tô và việc giảm giá xe sẽ trở nên xa vời.

Vẫn chỉ là tiềm năng

Dù tại khu vực Đông Nam Á hiện đã hình thành 2 trung tâm công nghiệp ô tô lớn là Thái Lan và Indonesia, thì ngành công nghiệp ô tô Việt Nam được cho là vẫn có những lợi thế nhất định.
Theo ông Yoshihisa Maruta, Tổng giám đốc Công ty Toyota Việt Nam, ngành công nghiệp ô tô được đánh giá rất có tiềm năng bởi các lợi thế như dân số lớn, trẻ, chi phí lao động thấp, nhân lực có trình độ, kỹ năng cao, rất chăm chỉ, bên cạnh đó nền kinh tế đang phát triển và tỷ lệ sở hữu ô tô trên đầu người còn rất thấp.
Theo các doanh nghiệp (DN), xem xét lợi thế trong sản xuất ô tô thường có 3 vấn đề là: thị trường, chi phí nhân công và công nghiệp hỗ trợ.
Trước hết, nhà sản xuất có quyết định đầu tư hay không phải phụ thuộc vào thị trường ô tô lớn hay nhỏ. Với Việt Nam, tất cả đều thừa nhận sẽ có một thị trường ô tô lớn sau năm 2020. Dự báo nhu cầu ô tô của cả nước năm 2025 khoảng 800 - 900 ngàn xe và năm 2030 khoảng 1,5 -1,8 triệu xe.
Cùng với đó, chi phí lao động trong ngành ô tô của Việt Nam cũng cạnh tranh hơn so với các nước khác trong khu vực và người Việt Nam có bàn tay khéo léo, có trình độ cơ khí cao. Công nghiệp hỗ trợ đang ngày càng tốt lên.
“Nếu Việt Nam có kế hoạch, chiến lược dài hạn, cụ thể cùng với một hệ thống chính sách ổn định… để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, phát triển cơ sở hạ tầng, có những chính sách khuyến khích và hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước hiện tại mở rộng sản xuất và kinh doanh, thì tôi tin tưởng rằng Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển ngành công nghiệp ô tô và cạnh tranh được với các nước khác trong khu vực”, ông Yoshihisa Maruta khẳng định.

Trước mắt chỉ thấy khó khăn

Các DN cho biết, thời gian tới là giai đoạn vô cùng khó khăn đối với các nhà sản xuất ô tô tại Việt Nam.
Sang năm 2014, thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ ASEAN về Việt Nam giảm chỉ còn 50%, năm 2015 giảm còn 35%, năm 2016 còn 20%, năm 2017 còn 10% và năm 2018 còn 0%. Chỉ cần giảm xuống 50% vào 2014 thì một số mẫu xe nhập khẩu đã có thể cạnh tranh ngang ngửa với xe lắp ráp trong nước.
Càng hạ thuế nhập khẩu xuống thấp thì xe nhập khẩu càng tăng sức cạnh tranh, sản xuất trong nước sẽ gặp khó khăn. Vậy nhưng đến nay các chính sách mới của Chính phủ về công nghiệp ô tô vẫn đang trong quá trình thảo luận và các DN vẫn cứ phải chờ đợi.
Ông Guarav Gupta, Tổng giám đốc GM Việt Nam cho rằng, Chính phủ chưa công bố kế hoạch hỗ trợ, thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô, dẫn đến trình trạng các nhà đầu tư phải tiếp tục chờ đợi, nghe ngóng. Ngành ôtô, mong muốn các cơ chế được làm rõ. Công bố lộ trình, chính sách rõ ràng đến và sau 2018, tăng cường ổn định các chính sách thuế để củng cố lòng tin của nhà đầu tư, thúc đẩy ngành tăng trưởng.
Trong chiến lược phát triển công nghiệp ô tô đến 2020 tầm nhìn 2030 do Bộ Công thương xây dựng có đưa ra các phương án giảm mạnh thuế và phí. Tuy nhiên, các DN cho biết, nếu việc giảm thuế, phí lại được áp dụng chung cho cả xe sản xuất trong nước và xe nhập khẩu, như đề xuất thì không thể giúp cho các nhà sản xuất ô tô tại Việt Nam có thể tồn tại và phát triển bởi mức giá xe nhập sẽ ngang ngửa hoặc có phần rẻ hơn so với giá xe Ford trong nước.
Các DN cho rằng, cần có những giải pháp và điều kiện cụ thể nhằm mở rộng thị trường và phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước. Chính phủ cần thảo luận nhiều hơn nữa với các nhà sản xuất ô tô để cùng tìm ra giải pháp tối ưu, nhất là những chính sách ưu đãi cho thời điểm sau 2018 khi thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc giảm còn 0%.

0 nhận xét:

Ford Ranger 2015 |giá xe Ford Ranger 2015 |giá xe Ford Fiesta |giá xe Ford Everest |giá xe Ford Focus |giá xe Ford Ecosport |giá xe Ford Transit |Ranger Wildtrak 3.2 4×4 AT 2015 |Ford Ecosport Titanium AT |Ford Ecosport Trend AT tại Hà Nội Ford | xefordhanoi.vn